Hướng dẫn thí nghiệm RƠ LE MICOM P125, 126, 127

Cập nhật: 06/02/2018
Cỡ chữ

I. MỤC ĐÍCH

 

1. Mục đích

Tài liệu này nhằm hướng dẫn thực hiện qui trình thí nghiệm rơ le số Micom P125,126,127 để áp dụng trong công tác thí nghiệm lắp mới, thí nghiệm định kỳ và  thí nghiệm thiết bị lẻ.

2. Giới thiệu chung

– Trong hệ thống điện, đặc biệt là hệ thống mạch vòng việc xác định vùng sự cố và cô lập chính xác vùng sự cố đó ra khởi hệ thống điện là vô cùng quan trong. Các bảo vệ thông thường vô hướng rất khó có thể hoặc không có thể đảm nhận được việc cô lập vùng sự cố trong hệ thống mạch vòng.

-Rơ le Micom P125/ P126/ P127 là loại rơ le kỹ thuật số bảo vệ có hướng đáp ứng được nhiệm vụ bảo vệ nói trên.

Hình ảnh dòng Role Micom P12x

Hình ảnh dòng Role Micom P12x

-Ngoài các chức năng chính là bảo vệ quá dòng pha có hướng, bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng, rơ le Micom P125/ P126/ P127 còn có rất nhiều các chức năng bảo vệ khác như quá tải nhiệt, kém dòng, hư hỏng máy cắt, quá áp thứ tự không…

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

– Kỹ thuật an toàn điện Tổng Công ty điện lực Việt Nam – năm 2002.

– Hướng dẫn sử dụng rơ le số MiCom P125, 126, 127.

– Tiêu chuẩn IEC – 60255.

III. HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM

 

3.1. Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm

3.1.1. Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm

– Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

– Đã đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng rơ le và nắm vững các thao tác giao diện với rơ le qua bàn phím:

– Có kiến thức chuyên môn phù hợp với công tác thí nghiệm rơ le.

– Nắm vững quy trình sử dụng hợp bộ thí nghiệm điện có liên quan.

– Nếu quá trình thí nghiệm có giao diện với rơ le bằng máy tính thì người thí nghiệm phải biết sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm ứng dụng MiCOM S1.

– Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, phụ liện liên quan đến công tác thí nghiệm rơ le MiCom P125, 126, 127.

3.1.2. Yêu cầu về thiết bị thí nghiệm

– Hợp bộ thí nghiệm rơ le kỹ thuật số hoặc hợp bộ thí nghiệm rơ le 3 pha.

– Đồng hồ vạn năng hiện số.

– Megaohm.

– Dây giao diện.

– Bộ chỉnh lưu nguồn DC.

– Biến áp cách ly.

– Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

– Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải có hướng dẫn vận hành cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạophê duyệt.

3.2. Quy trình thí nghiệm

3.2.1. Các chức năng bảo vệ của rơ le MiCom P125, 126, 127

MODELS AVAILABLE AND FUNCTIONALITIES
Function Ansi code Micom

P125

Micom

P126

Micom

P127

Three phase overcurrent 50/51 x
Directional/non dirctional phase overcurrent 67/50/51 x
Thermal overload 49 x x
Undercurrent 37 x x
Negative phase sequaence overcurrent 46 x x
Broken conductor detection 46BC x x
Directional/non dirctional earth fault 67N/50N/51N x x x
Wattmetric protection (W or Lcos) 32N/lecos x x x
Undervoltage 27 x
Overvoltage 59 x
Residual Overvoltage 59N x x
Auto-reclose (4 shots) 79 x x
Circuit breaker failure 50BF x x
Circuit breaker monitoring and control x x
Trip circuit Supervision (TCS) x x
Blocking logic x x x
Cold load Pick up x x
OutPut relay latching 86 x x x
Selective relay scheme logic x x
Start contact x x x
Programmable ADN logic x x
Setting group 1 2 2
Measurements x x x
Fault records x x
Event records x x
Disturbance records x x
Test facilities x x x
Diagnostic/self monitoring x x x
Network communication x x x
RS232 front port x x x
Support software (MiCOM S1) x x x

– Để rơ le hoạt động được, nó cần có một nguồn nuôi cung cấp vào chân 33-34. nguồn nuôi này có thể là AC/DC, thông tin này được cung cấp trên mác phía trước bên trên phía trong nắp đậy trên của rơ le. Chú ý đối với rơ le có nguồn nuôi là DC thì phải đưa nguồn đúng cực tính +33 và -34.

– Ngoài các đầu vào dòng và áp cấp cho rơ le là đại lượng đầu vào cơ sở cho mục đích bảo vệ rơ le còn có 4 logic đầu vào 6 rơ le đầu ra đối với Micom P125, 7 logic đầu ra 8 rơ le đầu ra đối với rơ le Micom P126/P127 có thể lập trình được để phù hợp với mục đích sử dụng.

Rơ le:

– Rơ le có 4 đèn Led cố định ứng với 4 nhóm thông tin cố định và 4 đèn Led từ L5 đến L8 có thể lập trình được để phù hợp với thông tin mong muốn.

– Để có thể đọc được các thông tin, thay đổi cài đặt các thông số, cấu hình của rơ le hay trong quá trình thí nghiệm rơ le ta có thể giao diện với rơ le thông quá 7 phím bấm ở mặt trước của rơ le cùng với màn hình tinh thể lỏng hiển thị các thông tin hoặc thông quá cổng giao diện RS 486 phía sau hay RS 232 phía trước bằng máy tính với phầm mềm trợ giúp Micom S1.

3.2.2. Thí nghiệm rơ le

3.2.2.1. Những chuẩn bị, kiểm tra cần thiết trước khi thí nghiệm các chức năng chính

  1. Chú ý

Đặc biệt đối với các rơ le đã được lắp đặt, đang vận hành trong hệ thống (nhà máy điện, các trạm biến áp …). Cần phải nắm vững sơ đồ đấu nối có liên quan: Mạch dòng, mạch áp, các mạch input, output và chức năng bảo vệ của rơ le trong sơ đồ tổng thể.

Phải kiểm tra mạch đấu nối đúng trước khi tiến hành bơm tín hiệu dòng ,áp..


Công ty Toàn Cầu đang thao tác thí nghiệm thử Rơ le tủ điện

Khi bơm các tín hiệu áp phải tách cáp và cách ly (từ điểm thử về phía TU hay những mạch liên quan khác) an toàn nhất. Hạn chế mức thấp nhất nhưng nguy hiểm không thể biết trước cho con người và thiết bị.

Mạch dòng điện

Khi bơm các mạch dòng nếu tách cáp nhất thiết phải ngắn mạch cuộn TI có liên quan.

Khi ta thí nghiệm một chức năng bất kỳ. Để đảm bảo độ chính xác cần khóa các chức năng khác có liên quan.

Chỉ được thí nghiệm, hiệu chỉnh rơ le khi có sự phân công của Quản đốc PX hay nhóm trưởng nhóm công tác.

Trong quá trình thí nghiệm nếu phát hiện sự  cố không bình thường cần phải có báo cáo tồn tại cho cấp trên ngay để có cách giải quyết.

Khi thực hiện thao tác phải nhẹ nhàng chính xác và dứt khoát.

Khi thực hiện thí nghiệm hoàn tất một chức năng, kiểm định viên ghi kết quả thí nghiệm trong phiếu kết quả.

Sau khi thí nghiệm hiệu chỉnh xong phải trả lại đúng sơ đồ.

  1. Kiểm tra bên ngoài

– Rơ le phải còn nguyên vẹn không bị móp méo, bể vở hay biến dạng có học,

– Các chân rơ le phải chắc chắn không bị gãy và được đánh số rõ ràng.

– Các thông tin trên bề mặt rơ le như số Seri, loại rơ le, Ua… phải rõ ràng không bị tẩy xóa hay sửa chữa.

– Các phím bấm phải nhẹ nhàng, rõ ràng.

– Màn hình phải phẳng không bị phồng hay lõm.

  1. Kiểm tra nối đất

-Trước khi tiến hành thí nghiệm rơ le phải được nối đất chắc chắn, đạt yêu cầu vào vỏ của rơ le.

  1. Cấp nguồn nuôi (Ua) cho rơ le.

– Nguồn nuôi cấp cho rơ le được đấu vào chân  F1và F2  điện áp đúng theo quy định đã ghi trên mác của rơ le. Nếu là nguồn DC thì phải chú ý đấu đúng +F2 và -F1.

– Sau khi cấp nguồn nuôi khoảng 15-30s thì đèn Led 4 Healthy màu xanh sáng chứng tỏ rơ le hoạt động tốt không bị hư hỏng bên trong và lúc đó ta kiểm tra màn hình sáng bằng cách bấm các phím trên rơ le để đọc các tương tự  trên màn hình rơ le.  Các tương tự  trên màn hình phải sáng rõ ràng.

3.2.3. Thí nghiệm các chức năng của rơ le

3.2.3.1. Bảo vệ chạm đất có hướng/ vô hướng (67N/50N/51N).

Mắc sơ đồ cụ thể cho từng rơ le P125, P126, P127 ( Xem bản vẽ đấu nối và hướng dẫn sử dụng của rơ le).

Dùng các phím bấm mũi tên và phím ¿ trên mặt trước của rơ le bấm để chọn đến menu [67N] E/GND, bấm ¿ để vào menu con Ie>?, bấm chọn Yes nếu muốn chọn quá dòng chạm đất vô hướng cấp 1, bấm chọn No nếu không muốn và qua cấp Ie>>, bấm chọn DIR nếu muốn đặt là quá dòng chạm đất có hướng. Sau đó lần lượt đặt các thông số cho chức năng này như ngưỡng đặt của Ie>, Ue>, đặc tính thời gian là DMT hoặc RI, góc pha, vùng cắt … Nếu đặt đặc tính thời gian nghịch thì cũng phải đặt đầy đủ các giá trị xác định đường đặt tính thời gian đó.

Cách cài đặt:

Cài đặt một đèn Led nào đó ứng với chức năng này để tiện việc thay đổi trong quá trình thí nghiệm.

Nếu đặt chức năng này là quá dòng chạm đất vô hướng thì chỉ đơn giản là bơm dòng từ từ cho đến khi rơ le khởi động. Lấy giá trị khởi động rồi giảm dòng từ từ cho đến khi rơ le trở về để lấy giá trị trở về.

Giá trị khởi động không được khác quá 1% so với giá trị đặt và hệ số trở về là rất lớn khoảng 0,98%.

Sau đó bơm lại đến trên ngưỡng khởi động để lấy thời gian tác động. Tùy theo thời gian đặt là DMT hay RI ta lấy thời gian tác động thực tế. Thời gian tác động thực tế không được sai khác quá thời gian tính toán đặt là 1%.

Chức năng:

Nếu đặt chức năng này là có hướng thì ta bơm dòng và áp đến ngưỡng đặt sau đó điều chỉnh thay đổi góc pha để lấy giá trị tác động và giá trị trả về và có được vùng cắt. Các giá trị này cũng không được sai khác quá giá trị đặt tính toán 1%.

Đối với cấp Ie>> và Ie>>> ta cũng làm tương tự như Ie> ở trên, chú ý là khi thử ở cấp nào thì chỉ đặt đèn Led tương ứng cho cấp đó để tiện theo dõi trong quá trình thí nghiệm và ở hai cấp này không có đặc tính thời gian nghịch.

3.2.3.2. Chức năng bảo vệ quá dòng 3 pha [50/51] (chỉ có ở P126).

Thực hiện tương tự như ở phần 1 nhưng ở đây chỉ có đại lượng là dòng 3 pha.

3.2.3.3. Chức năng quá dòng 3 pha có hướng [67/50/51] (chỉ có ở P127).

Cũng thực hiện giống như khi thử chức năng chạm đất có hướng nhưng ở đây các giá trị dòng điện là dòng 3 pha và ta cũng bơm dòng pha để thử. Các công việc còn lại giống hệt khi thử chạm đất có hướng.

3.2.3.4. Chức năng bảo vệ công suất chạm đất [32N].

Đặt một đèn Led nào đó cho chức năng này để tiện theo dõi

Có thể lựa chọn chức năng bảo vệ 32N là Pe> hay Ie Cos>. Ngưỡng đặt của Pe và  Ie Cos khác nhau về giá trị đặt thời gian, ngưỡng, …

Sau khi đã đặt các giá trị để xác định ngưỡng tác động ta tiến hành bơm điện áp, dòng Ie … để lấy giá trị tác động và giá trị trả về.

Đối với Pe> hoặc Ie Cos> ta cũng có thể chọn thời gian đặt là độc lập hay phụ thuộc tương tự như đặc tính thời gian đối với các chức năng khác. Còn đối với Pe>> hoặc  IeCos>> thì chỉ có thời gian độc lập.

3.2.3.5. Chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch [46]  (chỉ có ở P126 và P127).

Đặt một đèn Led nào đó cho chức năng này để tiện theo dõi

Đặt các ngưỡng cho các thông số của chức năng bảo vệ này.

Đối với bảo vệ cấp 1 (I2>) cũng có thể chọn thời gian cắt là đặc tính xác định hay đặc tính phụ thuộc tương tự các chức năng khác.

Bơm dòng thứ tự nghịch I2 cho đến khi rơ le khởi động, lấy giá trị khởi động, giảm dòng I2 để lấy giá trị trở về.

Tùy giá trị đặt thời gian là xác định hay phụ thuộc ta bơm I­­­2 để lấy thời gian tác động.

Có thể đặt một rơ le đầu ra để kiểm tra rằng rơ le đầu ra này chắc chắn làm việc.

3.2.3.6. Chức năng quá tải nhiệt [49]  (P126, P127).

Đặt một đèn Led nào đó cho chức năng này để tiện theo dõi

Cài đặt các thông số cần thiết cho chức năng bảo vệ này trong menu [49] therm OL

Bơm dòng pha cho đến khi rơ le khởi động.

Thời gian cắt được tính toán theo công thức.

Công thức tính thời gian cắt quá tải điện

Công thức tính thời gian cắt quá tải điện

Trong đó:

ttrip   : thời gian đi cắt tính bằng giây

Te     : Hằng số thời gian nhiệt của thành phần bảo vệ, đơn vị là (s)

Ix = Ieq/K.Iq>

Ieq    : giá trị dòng pha lớn nhất có thể chịu đựng được.

Iq>  : tỷ lệ dòng đầy tải

K     : hệ số quá tải nhiệt

q      : Cấp khởi động nhiệt

qtrip : Cấp nhiệt cắt. Nếu đặt qtrip = 100% thì qtrip =1.

3.2.3.7. Bảo vệ kém dòng [37]  (P126, P127).

Làm tương tự như các bảo vệ dòng điện khác.

Bơm dòng định mức sau đó giảm từ từ xuống cho đến khi rơ le khởi động.

Thời gian cắt là thời gian độc lập cài đặt.

Chú ý:

Chức năng kém dòng được cài đặt ở bất kỳ ở ngưỡng nào thì khi đó kém dòng vượt ngưỡng nó sẽ kích hoạt khởi tạo chức năng 50BF.

3.2.3.8. Bảo vệ quá áp [59]   (P127).

Tương tự như khi thực hiện các chức năng khác, ta cũng đặt một đèn Led, đặt các giá trị chỉnh định cho các ngưỡng, sau đó bơm điện áp lấy giá trị khởi động, giá trị trở về, thời gian tác động …

3.2.3.9. Chức năng kém áp [27]  (P127).

Thực hiện tương tự như đối với chức năng quá áp nhưng ngược lại ở đây ta bơm đến điện áp định mức sau đó giảm từ từ điện áp xuống đến khi rơ le khởi động, lấy giá trị khởi động, tăng điện áp trở lại để lấy giá trị trở về, giảm điện áp trở lại đến ngưỡng khởi động rồi lấy thời gian tác động.

Chú ý:

Đối với chức năng kém áp rơ le luôn luôn coi là điện áp pha – pha. Nếu thử pha-đất thì ngưỡng đặt phải được chia cho .

Giá trị trở về không được nhỏ hơn 105%

Thời gian cắt của cả hai cấp đều là thời gian xác định.

3.2.3.10. Tự động đóng lặp lại.

Cài đặt các thông số chỉnh định. Có thể cài đặt đến 4 lần đóng lặp lại cho sự cố pha-pha và sự cố pha-đất.

Bảo vệ:

Bơm dòng vượt ngưỡng bảo vệ để máy cắt cắt lập tức phải cắt dòng ngay không thì rơ le se hiểu là máy cắt chưa cắt và sẽ khởi tạo chức năng 50BF và chức năng 79 sẽ bị Lock Out.

3.2.3.11. Chức năng ghi sự kiện, ghi sự cố và ghi nhiễu.

– Chức năng này muốn xem một cách chi tiết thì tốt nhất là dùng máy tính giao diện với rơ le bằng phầm mềm MiCOM S1 để kiểm tra chi tiết. Đối với chức năng ghi sự cố thời gian pre-time và post-time có thể đặt đến 3s.

3.3.  Đánh giá kết quả

Kết luận:

– Một rơ le MiCOM được kết luận là đạt nếu tình trạng bên ngoài bình thường đạt yêu cầu kỹ thuật; tất cả các chức năng của rơ le này làm việc tốt, chính xác và đạt cấp chính xác.

* Sau khi thực hiện xong tất cả các phép thí nghiệm trên một đối tượng thiết bị, TNV cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.

Bài viết liên quan

Về đầu trang
Để lại tin nhắn