Thí nghiệm đo điện trở một chiều

Cập nhật: 29/01/2018
Cỡ chữ

 

I. MỤC ĐÍCH

– Đo điện trở một chiều cuộn dây nhằm xác định tình trạng các cấu trúc phần dẫn dòng trong máy điện: Cuộn dây chính, cuộn dây phân áp. Các mối tiếp xúc của đầu vào và cấu trúc dẫn dòng bên trong, các cấu trúc dẫn điện của bộ chuyển nấc phân áp…

II. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

– TCVN 6306-1,3 :2006 (IEC 60076-1,3: 2000); IEC 60076-11: 2004.

– TCVN 7697-1 :2007 (IEC 60044-1: 2003).

– TCVN 6627-1: 2008(IEC 60034-1: 2004); TCVN 6627-3: 2000(IEC 34-3: 1988)

– Nhà sản xuất

III. HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM

  1. Chuẩn bị và biện pháp an toàn

– Kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện. Cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp bên ngoài, vỏ thiết bị phải được nối đất.

– Nối đất tạm thời các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm. Sau đó tách các đầu cực của đối tượng đang nối vào hệ thống.

– Vệ sinh các bề mặt cách điện bên ngoài của đối tượng được thí nghiệm để loại trừ sai số khi đo.

– Kiểm tra nguồn, các đầu nối và dây đo của các thiết bị thí nghiệm. Phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của phương pháp thử nghiệm đã được phê duyệt và tiêu chuẩn áp dụng.

Ghi chú:

– Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế của thử nghiệm viên.

– Khi thí nghiệm máy điện: ghi thêm  nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây từ các đồng hồ nhiệt lắp trong đối tượng đo.

– Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người giám sát an toàn.

– Tháo các nối đất tạm thời đang nối trên các đầu cực của đối tượng được thí nghiệm.

2. Nội dung thí nghiệm

2.1. Thiết bị thí nghiệm

– Máy đo điện trở một chiều: WRM-40

2.2. Các bước thực hiện

* Sơ đồ đo điện trở một chiều bằng phương pháp Vôn – Ampe:

Sơ đồ đo điện trở một chiều bằng phương pháp Vôn - Ampe

Đo điện trở một chiều bằng phương pháp Vôn – Ampe

* Sơ đồ đo điện trở một chiều bằng thiết bị WRM-40:

 

 Sơ đồ đo điện trở một chiều bằng thiết bị WRM-40

Đo điện trở một chiều bằng thiết bị WRM-40

Cách thao tác mạch:

– Bật chuyển mạch chọn thang đo dòng điện và điện trở trên thiết bị đo điện trở một chiều chuyên dụng về vị trí thích hợp.

– Bật chuyển mạch cấp nguồn thí nghiệm điện trên thiết bị đo về vị trí ON. Đồng thời theo dõi đến khi điện trở ổn định thì ghi nhận giá trị đo.

– Khi tiến hành đo điện trở một chiều cuộn dây bằng phương pháp Vôn – Ampe. Phải có điện trở điều chỉnh trong mạch đo để giảm thời gian ổn định dòng đo (thời gian quá độ của mạch R-L) và tiến hành theo trình tự sau:

  • Đóng nguồn một chiều, dùng biến trở điều chỉnh cho dòng điện đo phù hợp với yêu cầu. Chờ cho dòng điện đo ổn định.
  • Nhấn nút ấn đo áp, trong cùng một thời điểm, đọc trị số dòng điện và điện áp.
  • Nhả nút ấn đo áp trước khi cắt nguồn một chiều (hoặc khi thay đổi nấc phân áp của bộ điều áp dưới tải).

Chú ý:

– Sau khi đo xong thì tắt nguồn thí nghiệm, tách các đầu nối của que đo ra khỏi đối tượng thí nghiệm. Dùng sào tiếp địa để nối đất các đầu cực đối tượng cần thí nghiệm nhằm xả điện tích dư.

– Đấu nối sơ đồ đo thích hợp với phép đo kế tiếp và tiến hành các bước tương tự để đo và lấy số liệu.

– Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên một đối tượng thiết bị. Thử nghiệm viên cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.

  1. Đánh giá kết quả

– Công thức tính qui đổi điện trở một chiều theo nhiệt độ:

  • Vật liệu chế tạo cuộn dây bằng đồng:
  • Vật liệu chế tạo cuộn dây bằng nhôm:

– Sau khi qui đổi về nhiệt độ yêu cầu, điện trở một chiều được so sánh với giá trị của nhà sản xuất hoặc các tiêu chuẩn áp dụng.

Về đầu trang
Để lại tin nhắn