HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT

Cập nhật: 27/02/2018
Cỡ chữ
  1. MỤC ĐÍCH:

– Tài liệu này nhằm hướng dẫn thực hiện qui  trình thí nghiệm đo điện trở tiếp địa.  Các hệ thống tiếp địa của nhà máy điện và trạm biến áp trong công tác thí nghiệm lắp mới và thí nghiệm định kỳ.

– Tài liệu này áp dụng cho mọi thử nghiệm viên và kỹ thuật viên thí nghiệm của Trung tâm

– Tham khảo Dịch vụ thí nghiệm điện của công ty Đo lường

  1. Ý nghĩa :

– Đo điện trở suất của đất nhằm ba mục đích.

+ Số liệu đo được phục vụ việc khảo sát địa lý mặt đất, xác định vị trí quặng. Độ sâu của các lớp đá và những hiện tượng vật lý khác.

+ Điện trở suất có ảnh hưởng trực tiếp đến độ ăn mòn của các đường ống kim loại dưới đất. Nếu điện trở suất của đất càng giảm thì độ ăn mòn càng tăng vì vậy cần có biện pháp sử lý để bảo vệ.

+ Điện trở suất của đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế hệ thống nối đất. Khi thiết kế hệ thống nối đất lớn cần đặt hệ thống nối đất này ở vùng có điện trở suất thấp nhất để việc nối đất tiếp kiện nhất.

thí nghiệm đo điện trở tiếp địa các hệ thống tiếp địa của nhà máy điện và trạm biến ápThí nghiệm đo điện trở tiếp địa các hệ thống tiếp địa của nhà máy điện và trạm biến áp

– Điện trở nối đất của một điện cực nối đất chịu ảnh hưởng của điện trở suất của đất xung quanh nó. Điện trở suất phụ thuộc vào bản chất tự nhiên của đất và hàm lượng ẩm của nó và có thể thay đổi rất nhiều.

– Bởi vì không thể dự báo điện trở suất của đất với một mức độ chính xác nào đó. Nên điều quan trọng là đo điện trở của một điện cực nối đất. Khi nó được đặt trong đất lần đầu và sau đó đo vào các khoảng thời gian định kỳ.

Ghi chú:

Trước khi chôn một điện cực vào đất đối với lần lắp đặt đầu tiên. Thường ta phải làm một khảo cứu ban đầu về điện trở suất của đất của khu vực xung quanh. Điều này sẽ có quyết định về việc chọn vị trí tốt nhất cho các điện cực. Để quyết định liệu có đạt được một lợi ích nào chăng khi ta khi đóng cọc xuống một độ sâu sâu hơn. Một sự khảo cứu như vậy có thể cho ta cơ sở về tiết kiệm các điện cực nối đất. Và phí tổn lắp đặt phải chịu trong khi cố gắng để đạt được một giá trị điện trở mong muốn.

3. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 4756-89; IEEE 80: 2000.

4. HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM

  1. Chuẩn bị và biện pháp an toàn

1.1. Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm:

– Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

– Đã được đào tạo về phương pháp thí nghiệm các thiết bị nhất thứ, về công tác sử dụng các trang thiết bị thí nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị đo chuyên dụng.

– Đã được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu công việc của đơn vị.

1.2. Yêu cầu về thiết bị:

– Các thiết bị đo điện trở suất phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

– Các thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt .

Công tác chuẩn bị:

– Thử nghiệm viên nhận hiện trường thí nghiệm từ kỹ thuật viên theo các quy định của ngành Điện.

– Việc lắp đặt thiết bị phải thực hiện ở nơi khô ráo, trong bóng râm tránh bức xạ nhiệt trực tiếp lên màn hình chỉ thị của thiết bị.

– Vệ sinh bề mặt các điểm kẹp dây đo.

– Đặt thiết bị đo vào vị trí đã chọn để thí nghiệm.

– Kiểm tra công tắc nguồn đang ở vị trí “ OFF ”.

– Kiểm tra nguồn, các đầu nối và dây đo của thiết bị thử nghiệm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của phương pháp thử nghiệm.

Thiết bị thí nghiệm

– Thiết bị đo điện trở tiếp địa, điện trở suất TERCA 3 Số chế tạo: 102995KAV

– Đồng hồ vạn năng KYORISTU 1009                                         Số chế tạo: 0457945

  1. Nội dung thí nghiệm

       *Phương pháp hàng ngang.

– Phương pháp chung nhất để đo điện trở suất của đất thường được xem là phương pháp hàng ngang. Bốn cọc đo được cắm vào đất trên cùng một đường thẳng ở một khoảng cách bằng nhau “a”. Với nguồn dòng thì dòng điện cho trước chạy qua các cọc ở phía ngoài. Đo giá trị điện áp rơi ( phụ thuộc vào điện trở ) giữa 2 cọc bên trong. Điện trở suất được tính theo công thức sau:

r =

Trong đó:      – a là khoảng cách giữa các cọc tính bằng cm.

– b là độ sâu của cọc tính bằng cm.

– R là giá trị điện trở tính bằng W.

Nếu a > 20b công thức tính điện trở suất sẽ là:

r = 2paR

r là điện trở suất của đất (W/cm)

Đối với đất không đồng nhất, công thức này sẽ cho điện trở suất biểu kiến, rất gần đúng với giá trị trung bình đối với độ sâu bằng khoảng cách a giữa các cọc đo.

Chú ý: Bốn cọc đo được cắm vào trên đất trên cùng một đường thẳng ở một khoảng cách bằng nhau a và với một độ sâu b không được lớn hơn (1/20)a.

Bảng ghi giá trị điện trở suất của đất

Vị trí Khoảng cách các cọc đo

(m)

Trị số điện trở tiếp đất đo được

(W)

Điện trở suất của đất

(Wm)

Ghi chú

 

  1. Đánh giá kết quả

Giá trị thu được sau khi đo được giá trị điện trở suất của đất ta đánh giá sơ bộ về tính chất của đất cũng như mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống nối đất.

* Sau khi thực hiện xong tất cả các phép đo trên đối tượng thiết bị, thử nghiệm viên cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.

> Đọc thêm:

Về đầu trang
Để lại tin nhắn