Kiểm định bình chữa cháy

Cập nhật: 08/08/2018
Cỡ chữ

Trước thực trạng cháy nổ xảy ra liên tục hiện nay tại các hộ gia đình, chung cư, cửa hàng… Thì việc sử dụng các phương tiện PCCC là vô cùng cần thiết. Trong đó có bình chữa cháy. Tuy nhiên để thiết bị này thực sự đem lại an toàn và phát huy được tác dụng. Nó cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng

 

Kiểm định bình chữa cháy là gì? Có bắt buộc hay không

Là hoạt động kiểm định an toàn đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của Bình Chữa Cháy. Theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi chế tạo. Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng.

Dưới đây là 3 yếu tố cần kiểm định ở bình chữa cháy:

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
+ Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện.

Kiểm định bình chữa cháy
Bình chữa cháy sản xuất mới phải được kiểm định theo quy định của Bộ Công An

Căn cứ điểm 5, Điều 39 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thì “phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về. Chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.

Như vậy, khi bạn trang bị thiết bị PCCC nói chung và kiểm định bình chữa cháy nói riêng cho cơ sở của mình. Thì những thiết bị này bắt buộc phải được cơ quan PCCC kiểm định. Việc kiểm định có thể do cơ sở cung cấp đề nghị hoặc người sử dụng đề nghị.

 

Các tiêu chuẩn an toàn đối với bình chữa cháy

  • QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
  • TCVN 6156:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
  • TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác. Khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó. Phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia

 

Kiểm định bình chữa cháy ở đâu?

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn. Cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy. Chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;

b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định. Cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;

c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định. Đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy.  Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

Về đầu trang
Để lại tin nhắn