CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KIỂM ĐỊNH VÀ THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG
- Trang chủ
- /
- Tin tức
- /
- Các tiêu chuẩn Việt Nam
- /
- TCVN 3121 : 1979. Vữa và hỗ hợp xây dựng. PP thử cơ lí
TCVN 3121 : 1979. Vữa và hỗ hợp xây dựng. PP thử cơ lí
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3121 : 1979
Tiêu chuẩn này quy định cách lấy mẫu và phương pháp thử của vữa và hỗn hợp vữa xây dựng thông
thường để xác định các chỉ tiêu chất lượng sau:
I. Đối với hỗn hợp vữa
1. Độ lưu động
2. Độ phân tầng
3. Khối lượng thể tích
4. Khả năng giữ nước
II. Đối với vữa
1. Giới hạn bền chịu uốn
2. Giới hạn bền chịu nén
3. Giới hạn bền liên kết với nền
4. Độ hút nước
5. Khối lượng riêng
6. Khối lượng thể tích
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hỗn hợp vữa dùng chất kết dính thạch cao hoặc có phụ gia thạch
cao khi không có chất làm chậm đông rắn.
1. Quy định chung
1.1. Hỗn hợp vữa là hỗn hợp được chọn một cách hợp lý, trộn đều của chất kết dính vô cơ cốt liệu
nhỏ với nước. Trong trường hợp cần thiết có thêm các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ.
1.2. Vữa là hỗn hợp vữa ở trạng thái đã đông cứng.
1.3. Việc chọn mẫu hỗn hợp vữa để thử được tiến hành như sau:
a. Hỗn hợp vữa sản xuất ở xí nghiệp trong thùng của máy trộn, sau khi trộn xong được đổ ra thì lấy
mẫu vào lúc bắt đầu, giữa và cuối của quá trình đổ vữa ra.
b. Hỗn hợp vữa đựng trong phương tiện vận chuyển hoặc thùng chứa được lấy ở những điểm khác
nhau. Số điểm lấy phải lớn hơn ba và ở độ sâu trên 15cm.
TCVN 3121:1979 quy định cách lấy mẫu và phương pháp thử của vữa và hỗn hợp vữa xây dựng thông
thường
c. Hỗn hợp vữa được trộn ngay tại công trường, lấy mẫu thí nghiệm ở các điểm khác nhau có độ sâu khác nhau:
số điểm lấy phải lớn hơn ba.
1.4. Mẫu đã lấy theo như quy định ở điểm l.3 của tiêu chuẩn này là mẫu cục bộ được đựng trong các
bình kim loại, bình thuỷ tinh hay bình bằng chất dẻo đã lau bằng khăn ẩm, đậy kín đưa về phòng thí
nghiệm.
1.5. Mẫu hỗn hợp vữa cần phải được thử ngay và được tạo hình trước khi vữa bắt đầu đông cứng.
1.6. Chuẩn bị hỗn hợp vữa trong phòng thí nghiệm xây dựng, vật liệu và chất kết dính phải để trong bằng cân
có độ chính xác đến 0,05kg.
2. Phương pháp thử hỗn hợp vữa
2.1. Thử độ lưu động của hỗn hợp vữa.
Độ lưu động của hỗn hợp vữa được biểu thị bằng độ lún của côn tiêu chuẩn vào hỗn hợp vữa. Độ lưu
động được tính bằng cm.
2.1.1. Dụng cụ thử
Các dụng cụ cần thiết khi tiến hành thí nghiệm theo TCVN 3121: 1979
a. Chày đầm vữa bằng thép, đường kính 10 – 12mm, dài 250mm.
b. Chảo sắt, xẻng con, bay thợ nề.
c. Dụng cụ thử độ lưu động được mô tả ở hình l gồm:
2.1.2. Tính kết quả
Phải thử hai lần, kết quả thí nghiệm vật liệu xây dựng không sai lệch nhau quá 2cm; nếu không đạt được, phải làm lại lần thứ ba.
Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần thử có giá trị gần nhau.
2.2. Thử độ phân tầng của hỗn hợp vữa
Phân tầng và sự thay đổi tỷ lệ của hỗn hợp vữa theo chiều cao của khối vữa khi vận chuyển hoặc để
lâu chưa dùng tới.