HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM GĂNG CÁCH ĐIỆN

Cập nhật: 23/03/2018
Cỡ chữ

I. MỤC ĐÍCH

– Đánh giá tình trạng cách điện của găng cách điện.

II. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

– TCVN (5587-5588-5589) & IEC 61942:1997

– Nhà sản xuất

III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM

  1. Chuẩn bị thí nghiệm, biện pháp an toàn

* Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm:

– Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

– Đã được đào tạo về phương pháp thí nghiệm điện các thiết bị nhất thứ, về công tác sử dụng các trang thiết bị thí nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị thí nghiệm chuyên dụng.

Thí nghiệm Găng tay cách điện

– Đã được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu công việc của đơn vị.

*  Yêu cầu về thiết bị:                                                                                                   

– Các thiết bị đo điện trở cách điện (Mê-gôm-met), đo nhiệt độ môi trường (nhiệt kế). Thiết bị thí nghiệm điện áp cao phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

– Các thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt.

*  Thiết bị thí nghiệm:

-Megaohmmeter  CA6547                                                     Số chế tạo: 105214KAH

– Máy tạo điện áp cao xoay chiều ALT 120/60                      Số chế tạo:508

– Máy tạo điện áp cao một chiều Megger 22124-47              Số chế tạo: 300470212

*  Công tác chuẩn bị:

– Thử nghiệm viên nhận hiện trường thí nghiệm từ kỹ thuật viên theo các quy định của ngành Điện.

– Vệ sinh các bề mặt cách điện bên ngoài của GCĐ được thí nghiệm để loại trừ sai số đo do dòng rò bề mặt.

– Lựa chọn điện áp thí nghiệm, số phép đo phù hợp với quy định của ngành điện đối với từng loại găng được thí nghiệm.

– Làm hàng rào an toàn bảo vệ, treo biển báo và cử người giám sát an toàn.

– Ghi nhận các giá trị nhiệt độ môi trường từ nhiệt kế của thử nghiệm viên.

  1. Nội dung thí nghiệm

1. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của GCĐ

– Kiểm tra đồng bộ phải, trái độ đồng màu sắc cho mỗi đôi bằng mắt thường.

– Kiểm tra chất lượng màng găng được thực hiện bằng cách dồn vào găng 1,5dm3. Không khí sau đó giữ  thật khít cổ găng, rồi quan sát bề mặt găng.

2. Đo trở điện trở cách điện của GCĐ

– Đo cách điện của từng chiếc găng một.

– Găng được dìm vào bể nước, nước được rót vào găng sao cho mức nước trong găng và ngoài găng phải bằng nhau. (Phải để lại phần găng khô tính từ mép găng). Một cực đặt hẳn vào phần nước trong găng nối với đầu ra cao áp của Megaohmmeter. Một cực còn lại của Megaohmmeter đặt vào phần nước bên ngoài găng và nối đất.

– Sau đó ta tiến hành đo điện trở cách điện. Nếu đạt yêu cầu thì tiến hành thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp.

3. Kiểm tra độ bền cách điện của găng với điện áp cao.

Găng được dìm vào bể nước, nước được rót vào găng sao cho mức nước trong găng. Ngoài găng phải bằng nhau (phải để lại phần găng khô tính từ mép găng). Một cực đặt hẳn vào phần nước trong găng nối với đầu ra cao thế thiết bị thử.Một cực đặt vào phần nước bên ngoài găng mắc vào cực kia của thiết bị thử và nối đất. Dòng rò qua găng sẽ được đo bằng đồng hồ mA của thiết bị thử. Hay đồng hồ mA mắc nối tiếp với điện cực đặt ở phần nước bên ngoài găng. Sau đó nối đất (dòng rò lớn nhất qua găng ứng với điện áp thử và thời gian thử lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2329-78TCVN 2330-78 hay IEC 903).

  1. Đánh giá kết quả

Trong thời gian thử nghiệm trị số dòng rò không tăng đột biến và không xảy ra phóng điện.

– Sau khi thực hiện xong tất cả các hạng mục trên, thử nghiệm viên. Cần phải vệ sinh thiết bị thí nghiệm, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.

Đọc thêm

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM ỦNG CÁCH ĐIỆN

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM THẢM CÁCH ĐIỆN

Về đầu trang
Để lại tin nhắn